HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO LUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngày cập nhật: 14-03-2024Ngày 14/03/2024, Mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam (VLSN) phối hợp với Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM và Trường Đại học Văn Lang đồng tổ chức - đây là sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị thường niên VLSN năm 2023.
Hội thảo tạo ra một diễn đàn đối thoại, trao đổi, thảo luận giữa các cơ sở đào tạo luật trong việc đào tạo luật theo định hướng ứng dụng và định hướng nghiên cứu dựa trên nhu cầu của xã hội và thông lệ quốc tế. Hội thảo diễn ra với sự có mặt của 07 thành viên Ban điều hành mạng lưới VLSN gồm: Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. HCM, với sự đại diện của PGS.TS. Lê Tuấn Lộc - Chủ tịch Hội đồng Trường, PGS. TS. Lê Vũ Nam –Phó hiệu trưởng, Trưởng ban điều hành Mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam, Đồng Trưởng Ban tổ chức và các thành viên trong đoàn.
Trường Đại học Luật, Đại học Huế, với sự đại diện của PGS.TS. Đoàn Đức Lương - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, thành viên Ban điều hành Mạng lưới; PGS.TS. Nguyễn Duy Phương – Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng và các thành viên trong đoàn. Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,với sự đại diện của PGS. TS Nguyễn Thị Quế Anh - Hiệu trưởng, thành viên Ban điều hành Mạng lưới; PGS. TS Trịnh Tiến Việt, Phó HT và các thành viên trong đoàn. Trường Đại học Luật Hà Nội, với sự đại diện của TS. Chu Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường, thành viên Ban điều hành Mạng lưới và các thành viên trong đoàn. Trường Đại học Luật TP. HCM, với sự đại diện của GS.TS. Đỗ Văn Đại - Phó Hiệu trưởng, thành viên Ban điều hành Mạng lưới và các thành viên trong đoàn. Trường Đại học Cần Thơ, với sự đại diện của PGS.TS. Phan Trung Hiền, Trưởng Khoa Luật, thành viên Ban điều hành Mạng lưới và các thành viên trong đoàn. Trường Đại học Văn Lang: PGS.TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Hiệu trưởng, đồng trưởng Ban tổ chức; PGS.TS. Bùi Anh Thuỷ, Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Văn Lang, thành viên Ban điều hành Mạng lưới và các thành viên trong đoàn.
Cùng với đó là sự tham gia của đại diện các thành viên trong mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật ở Việt Nam: Trường Đại học Công nghệ Miền Đông; Học viện Hành chính Quốc gia; Học viện Phụ nữ Việt Nam; Trường Đại học Gia Định; Trường Đại học Lao động - Xã hội; Học viện Ngân hàng; Trường Đại học Mở Hà Nội; Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH); Trường Đại học Mở Tp. HCM; Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp HCM; Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM, Trường Đại học Đại Nam, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Trường Đại học Tiền Giang, Trường Đại học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước, Đại học Kinh tế. Phát biểu chào mừng Hội thảo, PGS.TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang, đồng trưởng Ban tổ chức vui mừng được tiếp đón quý vị đại biểu đến tham dự Hội thảo “Đào tạo luật theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng tại Việt Nam hiện nay”. Thay mặt BTC, với tư cách là đơn vị đăng cai tổ chức Hội thảo lần này, PGS.TS. Trần Thị Mỹ Diệu gửi lời cảm ơn đến 02 đơn vị đồng tổ chức đã chuẩn bị chu đáo cho Hội thảo. Đồng thời đặt ra một số vấn đề cần trao đổi, thảo luận trong hội thảo về thách thức và thuận lợi của việc sử dụng công nghệ một cách hiệu quả trong đào tạo luật hiện nay. Cuối cùng, chúc hội thảo, chúc mạng lưới sẽ mang lại nhiều giá trị đặc biệt cho người học, giảng viên, các nhà nghiên cứu.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Lê Vũ Nam, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. HCM đồng tình với phát biểu của PGS.TS. Trần Thị Mỹ Diệu và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy, cô các trường và đặc biệt là Trường Đại học Văn Lang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để Hội thảo được diễn ra, tạo được diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, học hỏi giữa các cơ sở đào tạo Luật, góp phần xây dựng chương trình đào tạo luật ngày một hoàn thiện hơn. Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa, do đó các cơ quan, ban ngành quan tâm chỉ đạo sát sao nhiệm vụ này. Căn cứ Quyết định số 1056/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chương trình tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật giai đoạn 2023 - 2030" đã đặt ra thách thức lớn cho các cơ sở đại học nói chung và cơ sở đào tạo luật nói riêng. Đồng thời cũng đặt câu hỏi là các trường làm như thế nào để nâng cao chất lượng cử nhân đào tạo luật đáp ứng nhu cầu hội nhập toàn cầu. Cuối cùng khẳng định tầm quan trọng của mạng lưới, với tôn chỉ kết nối nhằm chia sẻ, giới thiệu các kinh nghiệm, các bài học nâng cao chất lượng đào tạo luật. Coi đây là một luồng gió mới đáp ứng chương trình đạo tạo luật. Hội thảo nhận được sự quan tâm của rất nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu, học viên cao học, nghiên cứu sinh. Sau quá trình chọn lọc, BTC đã quyết định lựa chọn 30 bài viết đạt chất lượng để đăng tải trong tóm tắt kỷ yếu. Sau khi kết thúc hội thảo, BTC tiếp tục rà soát, phản biện để chọn lọc và xuất bản kỷ yếu có chỉ số ISBN do Trường Đại học Luật, Đại học Huế chủ trì thực hiện. Hội thảo đã diễn ra rất hiệu quả, sôi nổi với 02 phiên: Phiên 1: Đào tạo luật theo định hướng nghiên cứu với 03 tham luận Tham luận 1. Xây dựng chương trình đào tạo cử nhân luật theo định hướng nghiên cứu - Thực tiễn tại Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG - HCM. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG – HCM; ThS. Lưu Minh Sang – Phó trưởng Bộ môn Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG - HCM. Tham luận 2. Thiết kế và vận hành chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng từ kinh nghiệm thực tiễn tại Trường Đại học Luật – ĐHQGHN.PGS. TS Nguyễn Thị Quế Anh - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Trần Anh Tú – Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường Đại học Luật – ĐHQGHN.
Tham luận 3. Một số giải pháp trong hỗ trợ hoạt động đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế; ThS. Trần Cao Thành, Trường Đại học Luật, Đại học Huế; ThS. Phan Đình Nguyện, Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Phiên thứ 2: Đạo tạo luật theo định hướng ứng dụng gồm 3 tham luận: Tham luận 4: Những yêu cầu cơ bản của chương trình đào tạo Luật theo định hướng ứng dụng hệ cử nhân TS. Võ Khánh Linh - Phó Trưởng Phòng Sau ĐH và Quản lý Khoa học, Trường ĐH Thăng Long Tham luận 5: Đề xuất nguyên tắc thiết kế chương trình đào tạo thạc sĩ ngành luật định hướng ứng dụng PGS.TS Phan Trung Hiền - Trưởng Khoa Luật, Trường ĐH Cần Thơ Tham luận 6: Đào tạo thạc sĩ luật theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng của một số trường đại học tại Úc – kinh nghiệm cho Việt Nam TS. Vũ Thị Thuý - Phó Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Văn Lang Hội thảo nhận được rất nhiều trao đổi, thảo luận đến từ đại biểu: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; TS. Nguyễn Sơn Hà, Trưởng phòng Khảo thí - Bảo đảm chất lượng giáo dục, Trường Đại học Luật, Đại học Huế; PGS.TS. Phạm Văn Song - Trường Đại học Công nghệ Miền Đông; TS. Trương Cộng Hoà - Phó Giám đốc phụ trách, điều hành Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Tp. HCM; PGS.TS. Phan Trung Hiền, Trường Đại học Cần Thơ,… Phát biểu bế mạc Hội thảo, PGS.TS. Lê Vũ Nam, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG Tp. HCM một lần nữa gửi lời cảm ơn quý đại biểu, các thành viên mạng lưới đã hỗ trợ và phối hợp rất hiệu quả để tổ chức thành công Hội thảo. Hy vọng đây sẽ là nền tảng, cơ sở để xây dựng nhiều diễn đàn trao đổi hơn nữa trong tương lai.