Hội thảo khoa học: "Hòa giải các tranh chấp Dân sự và Kinh doanh thương mại"
Ngày cập nhật: 31-12-2021Ngày 29/12/2021, Trường Đại học Luật, Đại học Huế phối hợp với Trung tâm Hòa giải thương mại Công Minh tổ chức Hội thảo "Hòa giải các tranh chấp Dân sự và Kinh doanh thương mại".
Tham dự Hội thảo, về phía lãnh các sở, ban ngành Tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Trần Hưng Bính, Chánh tòa Dân sự, Tòa án Tỉnh Thừa Thiên Huế; Ông Lê Xuân Phúc, Trường phòng xét xử án Dân sự- Hành chính, Viện kiểm sát Tỉnh; Bà Trương Thị Xuân Hải, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp Tỉnh Thừa Thiên Huế; Ông Hoàng Quang Bình, Phó Chánh án, TAND thành phố Huế; Ông Nguyễn Doãn Quan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Tỉnh Thừa Thiên Huế và đại diện lãnh đạo các công ty Luật trên địa bàn Tỉnh. Về phía Trung tâm Hòa giải thương mại Công Minh có LS. La Minh Tường, Giám đốc cùng các thành viên của Trung tâm. Về phía Trường Đại học Luật có PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng cùng các đồng chí trong Ban giám hiệu; Trưởng, phó các đơn vị và toàn thể giảng viên, sinh viên trường Nhà trường.
Chủ trì Hội thảo; PGS.TS. Nguyễn Duy Phương, TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng và LS. La Minh Tường.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Duy Phương, Phó Hiệu trưởng và LS. La Minh Tường, Giám đốc Trung tâm hòa giải thương mại Công Minh đã nêu: Hiện nay, hòa giải đang trở thành một xu thế trong giải quyết tranh các chấp tranh chấp dân sự và kinh doanh thương mại. “Khi đánh giá mức độ cạnh tranh về môi trường kinh doanh của các nền kinh tế, Ngân hàng thế giới cũng đưa yếu tố hòa giải vào trong các biện pháp giải quyết các tranh chấp hợp đồng để so sánh, đánh giá các nền kinh tế trong nhiều năm qua”. Vì vậy, hòa giải ngày càng được quan tâm thể chế trên cả bình diện quốc gia, khu vực và quốc tế.
Ở Việt Nam hòa giải được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Luật Hòa giải cơ sở; Nghị định về hòa giải thương mại năm 2017; Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Bộ luật Tố tụng Dân sự; Luật Bảo vệ người tiêu dùng…
Hội thảo có 22 bài viết và có 04 bài tham luận đã được báo cáo tại Hội thảo, vơi các nội dung (1) Hòa giải trong tố tụng trọng tài, PGS.TS. Đỗ Văn Đại; (2) Một số vấn đề về hòa giải thương mại trong tương quan so sánh giữa Nghị định 22/2017/NĐ-CP với Luật hòa giải đối thoại tại tòa án, LS. La Minh Tường; (3) Hòa giải trực tuyến trong tố tụng để giải quyết tranh chấp dân sự, TS. Nguyễn Hải An; (4) Tiêu chuẩn đối với hòa giải viên theo Luật hòa giải đối thoại Tòa án năm 2020, TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng.
Hội thảo kết thúc thành công, tạo ra diễn đàn thảo luận khoa học có ý nghĩa quan trọng, góp phần trong việc giải quyết dứt điểm các tranh chấp phát sinh mà còn góp phần phổ biến giáo dục pháp luật, tạo sự đoàn kết trong toàn dân.