Hội thảo khoa học quốc tế “Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự hiện nay – Lý luận và thực tiễn”
Ngày cập nhật: 11-06-2022Trong 02 ngày 09,10/6/2022 Trường Đại học Luật, Đại học Huế phối hợp với Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Tula, Liên Bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự hiện nay - Lý luận và thực tiễn".
Tham dự Hội thảo có PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng; PGS.TS. Nguyễn Duy Phương, Phó Hiệu trưởng; TS. Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hội đồng trường và Trưởng các phòng, khoa, trung tâm trực thuộc.
Đại biểu là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học đến từ các nước Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan, Azerbaijan tham dự trực tuyến: GS.TS. Kravchenko Oleg Alexandrovich, Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Tula; Gritsaenko Alexander Alexandrovich, Công tố viên Trưởng tỉnh Tula, cố vấn tư pháp cấp cao; GS. TSKH. Tolstukhina Tatyana Viktorovna; PGS.TS. Svetlichny Alexander Alekseevich; PGS.TS. Bessonov Alexey Alexandrovich, quyền Hiệu trưởng Học viện Mátxcơva của Ủy ban điều tra Liên bang Nga; PGS.TS. Davydov Vladimir Olegovich, Phó giám đốc Công an tỉnh Tula, Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Tula, Liên bang Nga; GS. TSKH. Tolstukhina Tatyana Viktorovna; GS.TS. Svetlichny Alexander Alekseevich cùng các thành viên của Đoàn.
Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có Bà Trương Thị Xuân Hải, Trưởng phòng bổ trợ tư pháp, Sở tư pháp Tỉnh; ông Trương Phan Thụy Dũng, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý Sở tư pháp Tỉnh. Đại diện các nhà khoa học và các đoàn Luật sư có PGS.TS. Trần Văn Độ, Nguyên Phó Chánh án TAND tối cao; ThS.LS. Đặng Thị Ngọc Hạnh, Giám đốc công ty Ngọc Hạnh và Cộng sự; LS. Nguyễn Thị Huyền Trang, Giám đốc công ty Luật Viên An, Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh; LS. Nguyễn Đình Hải, Uỷ viên Ban Chủ nhiệm; LS. Đào Nguyễn Hương Nguyên; ông Đào Đức Hạnh, Công ty Luật Việt Đông Á, thành phố Hồ Chí Minh; LS. Nguyễn Khoa Quyền.
Tại Hội thảo, PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật và GS.TS. Kravchenko Oleg Alexandrovich, Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Tula phát biểu và chia sẻ về mục đích và ý nghĩa của Hội thảo cũng như tổng quát về các bài báo cáo tham luận sẽ được trình bày: Đây là các chủ đề này rất thiết thực, vừa có tính lý luận cao, vừa gắn với thực tiễn, kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới trong đó có CHLB Nga và các quốc gia khác. Hội thảo diễn ra trong điều kiện ở Việt nam đang triển khai mạnh mẽ các chuyên đề xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cũng như nhằm tham khảo lập pháp trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm tính đồng bộ và bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự theo tinh thần Hiến pháp Việt Nam năm 2013 các công ước quốc tế về quyền con người; cũng như các nhu cầu, kinh nghiệm khác về đổi mới thủ tục tư pháp hình sự theo hướng dân chủ, thuận lợi, bình đẳng và bảo vệ tốt nhất quyền con người,..
Hội thảo đã thu hút được rất nhiều các giáo sư, chuyên gia tham gia hội thảo, các vấn đề nghiên cứu đa dạng bao gồm: Các vấn đề cấp thiết hiện nay của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự; Xu hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, điều tra hình sự và giám định tư pháp; Hợp tác quốc tế như một công cụ hữu hiệu để chống tội phạm; Triển vọng cho sự phát triển của ngành tố tụng hình sự, tội phạm học, điều tra tội phạm, giám định tư pháp và hoạt động trinh sát.
Hội thảo có 11 bài tham luận được trình bày với các nội dung: (1) Sử dụng công nghệ thông tin hiện đại trong tố tụng hình sự - PGS.TS. Bessonov Alexey Alexandrovich, quyền Hiệu trưởng Học viện Mátxcơva của Ủy ban điều tra Liên bang Nga; (2) Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong bảo đảm xét xử công bằng trong tố tụng hình sự ở Việt Nam - TS. Nguyễn Ngọc Kiện, Trưởng khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật, Đại học Huế; (3) Một số luận điểm về vấn đề hình thức điều tra tập thể hoạt động tội phạm xuyên quốc gia có tính chất cực đoan - PGS.TS. Davydov Vladimir Olegovich, Phó giám đốc Công an tỉnh Tula, Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Tula, Liên bang Nga; (4) Khung lý thuyết về nguyên tắc của tố tụng hình sự nhìn từ nguyên tắc suy đoán vô tội - TS Đinh Thế Hưng, Trưởng phòng Pháp luật hình sự, Viện Nhà nước và Pháp luật - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; (5) Về xu hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự: quan điểm của nhà khoa học và thực tiễn - GS.TS. Gavrilov Boris Yakovlevich, Bộ môn quản lý các cơ quan điều tra tội, Học viện quản lý Bộ Nội vụ Liên bang Nga; (6) Bàn về những khó khăn đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong các vụ án hình sự về tham nhũng từ thực tiễn Việt Nam hiện nay - LS. Nguyễn Thị Huyền Trang, Chủ tịch công ty luật Viên An; (7) Tình hình hiện nay và triển vọng phát triển của trường phái khoa học của trung tâm giám định tư pháp Liên bang Nga thuộc Bộ Tư pháp Nga - GS.TS. Smirnova Svetlana Arkadievna, trưởng Bộ môn Giám định tư pháp của trường Đại học hữu nghị các dân tộc Liên bang Nga; (8) Hợp tác quốc tế như một nhân tố trong sự phát triển hiện nay của khoa học điều tra tội phạm - GS.TS. Volchetskaya Tatyana Stanislavovna, Đại học Liên bang Baltic mang tên Immanuel Kant; (9) Bảo vệ thông tin cá nhân trong các giao dịch điện tử bằng pháp luật hình sự - Kinh nghiệm của các nước và gợi mở cho Việt Nam - TS. Nguyễn Thị Bình, GV Khoa Luật hình sự , Trường Đại học Luật, Đại học Huế; (10) Tội phạm học trong lĩnh vực quân sự và ảnh hưởng đối với pháp luật hình sự - GS.TS. Milyukov Sergei Fyodorovich, Đại học Sư phạm Quốc gia Liên bang Nga mang tên A.I. Herzen; (11) Việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong khám nghiệm hiện trường - GS.TS. Kustov Anatoly Mikhailovich, bộ môn luật hình sự và điều tra tội phạm, cán bộ khoa học chính, Học viện quản lý Bộ Nội vụ Liên bang Nga.
Bế mạc hội thảo, Ban tổ chức Hội thảo đánh giá các mặt tích cực trong hai ngày diễn ra của hội thảo, đồng thời mong muốn được trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong vấn đề điều tra hình sự, phòng ngừa tội phạm, hợp tác quốc tế và các vấn khác liên quan đến tội phạm trong thời đại công nghệ thông tin, như tội phạm trên không gian mạng và những vấn đề khác. Sau hội thảo, các tác giả tiếp tục hoàn thiện bài viết, tổ chức biên taaph, góp ý để xuất bản thành những tư liệu tham khảo hữu ích bằng tiếng Việt và Tiếng Nga./.