HƯỚNG DẪN QUY CÁCH VIẾT BÀI ĐĂNG HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC CẤP
Ngày cập nhật: 26-06-2023HƯỚNG DẪN QUY CÁCH VIẾT BÀI TOÀN VĂN
HỘI THẢO KHOA HỌC
1.Cách trình bày
1.1. Cách viết đề mục
Mục lớn nhất là 1: In đậm
Mục nhỏ hơn là 1.1 : In đậm nghiêng
1.2. Mẫu bố cục nội dung bài báo
Tiêu đề bài viết tiếng Việt (viết hoa, in đậm, căn giữa)
Tiêu đề bài viết tiếng Anh (viết hoa, in thường, căn giữa)
Tên tác giả[1]
Tóm tắt: (chữ thường, in đậm; nội dung tóm tắt không vượt quá 250 từ và phản ánh được nội dung cơ bản của bài viết).
Từ khóa: (chữ thường, in đậm). Từ khóa cần phải rút ra từ ‘Tóm tắt’, liệt kê 3–5 từ hoặc cụm từ.
Abstract: (chữ thường, in đậm)
Keywords: (chữ thường, in đậm)
Lưu ý: Tóm tắt (Abstract) và các từ khóa (Keywords) bằng tiếng Việt và bằng tiếng Anh. Tóm tắt không vượt quá 250 từ và phản ánh được nội dung cơ bản của bài báo. Tóm tắt bằng tiếng Việt đặt ở đầu bài báo, bằng tiếng Anh đặt ở cuối bài báo. Từ khóa cần phải rút ra từ ‘Tóm tắt’, liệt kê 3–5 từ hoặc cụm từ.
1. Đặt vấn đề (in đậm)
Nội dung vấn đề
2.
3.
4.
5. Kết luận (in đậm)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (in đậm, căn giữa)
Lưu ý: Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.
2. Cách viết hoa
- Viết hoa khi đề cập văn bản luật.
Ví dụ: Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015…
- Điều, khoản luật: viết hoa chữ Điều, các chữ khác như khoản, điểm, viết thường.
Ví dụ: Theo đó, điểm d khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định.
- Điều ước quốc tế: viết hoa chữ cái đầu và tên điều ước quốc tế đó
Ví dụ: Công ước về Luật biển năm 1982.
3. Viết tắt
- Không lạm dụng viết tắt trong bài. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong văn bản; không viết tắt những cụm từ dài.
- Khi viết tắt lần đầu bắt buộc để trong ngoặc đơn và trước đó là từ, cụm từ được viết đầy đủ.
- Cách viết tắt: Lấy chữ cái đầu của mỗi âm tiết và viết hoa
Ví dụ: UBND (ủy ban nhân dân), BLTTDS (Bộ luật Tố tụng dân sự), …
- Trường hợp dẫn chiếu văn bản pháp luật, khi dẫn chiếu lần đầu cần ghi đầy đủ số ký hiệu văn bản và tên văn bản, ví dụ: Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp văn bản đó được sử dụng nhiều lần thì từ lần thứ hai trở đi có thể viết tắt như sau: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản-tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản. Ví dụ: Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.
Lưu ý:
Tránh viết tắt ở tên bài, tên mục.
Viết tắt phải thống nhất trong 1 bài.
4. Cách trích dẫn và ghi chú dẫn (footnote)
4.1. Yêu cầu chung
- Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa khoa học mà không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được chú dẫn ở cuối trang.
- Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết. Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị và giúp người đọc theo được mạch suy nghĩ của tác giả, không làm trở ngại việc đọc.
- Nếu không có điều kiện tiếp cận được tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo.
4.2. Cách trích dẫn
- Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép “....” để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn hai câu hoặc 4 dòng đánh máy thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2 cm.
4.3. Cách ghi chú dẫn (footnote)
- Đánh chú dẫn theo số thứ tự của từng bài.
- Tên của tác giả hoặc cơ quan ban hành, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách/ Tên bài báo… (viết in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên sách, bài báo…), nhà xuất bản/số (có dấu phẩy cuối tên), nơi xuất bản đối với sách (Tên thành phố), trang.
Ví dụ:
Nguyễn Văn A (2002), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.45.
Nguyễn Văn A (2012), Về chiến lược phát triển Học viện Khoa học xã hội, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 1, tr. 5-7.
- Nếu tài liệu được trích từ các website: nên copy toàn bộ đường dẫn trang web có tài liệu đó và ghi ngày tham khảo.
Ví dụ: http://hul.hueuni.edu.vn/cac-so-da-xuat-ban/muc-luc-tap-chi-phap-luat-va-thuc-tien-so-45-nam-2020_4890.html, truy cập ngày 16/6/2021.
- Trường hợp một tài liệu tham khảo nhưng được trích dẫn nhiều lần trong bài: bắt đầu từ chú dẫn thứ hai trở đi nếu không muốn lặp lại chú dẫn đó thì tác giả có thể ghi: Tên tác giả, (phẩy) tlđd (in nghiêng) hoặc sđd (in nghiêng) số chú dẫn trước đó….., (phẩy) tr.…. (sau số trang kết thúc bằng dấu chấm).
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2002), sđd, tr.89.
- Ngoài ra, tác giả có thể sử dụng các footnote để giải nghĩa từ ngữ, làm rõ thêm một nội dung nào đó.
[1] Học hàm, học vị; nơi công tác; Email liên hệ