Chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật Việt Nam
Ngày cập nhật: 04-01-2024Nguyễn Thị Lê Huyền - Năm 2023
Quyền làm cha, làm mẹ là một trong những quyền thiêng liêng của mỗi người. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải cá nhân nào cũng may mắn có thể thực hiện quyền làm cha, mẹ một cách tự nhiên như quy luật vốn có. Vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau, họ đã không thể tự mình sinh con và thực hiện quyền thiêng liêng này. Do đó, giải pháp thường được các chủ thể lựa chọn là áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con, trong đó bao gồm cả việc nhờ mang thai hộ. Xuất phát từ thực tiễn trên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được thông qua ngày 19/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015 đá có nhiều thay đổi quan trọng. Trong đó, đáng quan tâm nhất là lần đầu tiên vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được pháp luật ghi nhận và cho phép thực hiện. Điều này đã tạo ra hu vọng cho những cặp vợ chồng không thể sinh con ngay cả khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Đây được xem như một bước ngoặt quan trọng trong chính sách pháp luật của Nhà nước ta đối với các trường hợp hiếm muộn con. Tuy nhiên, mang thai hộ là một chế định còn khá mới và được thừa nhận là tương đối phức tạp nên không tránh khỏi những vướng mắc nhất định.
Sách hiện có tại: Trung tâm Thông tin - Thư viện
Liên hệ mượn sách:
Cô Mai: 0914.426.146
hoặc Facebook