Pháp luật về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
Ngày cập nhật: 13-03-2024Nguyễn Thanh Tùng - Năm 2024
Nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ không còn chỉ đơn thuần là dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ do các tổ chức, cá nhân khác nhau sản xuất, cung ứng nữa mà giá trị của nó đã được định hình trong tâm trí người tiêu dùng, trong các đối thủ cạnh tranh và còn có thể định giá được bằng tiền mặt. Trong rất nhiều thương vụ, giá trị của nhãn hiệu lại được định giá cao hơn các tài sản cố định khác của doanh nghiệp. Tất cả những điều này đều thể hiện giá trị to lớn mà nhãn hiệu mang lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu, từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là vừa bảo vệ nhãn hiệu không bị xâm phạm vừa phải mở rộng thị trường sử dụng sản phẩm, dịch vụ để tăng doanh thu và đặc biệt là quảng bá nhãn hiệu một cách rộng rãi đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải lúc nào chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có đủ năng lực về tài chính, nhân sự, thời gian...để cùng lúc làm được các điều này. Do đó, một giải pháp được các chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng đó là tiến hành chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho những doanh nghiệp mà mình tin tưởng thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (còn được gọi là hợp đồng li - xăng nhãn hiệu).
Sách hiện có tại: Trung tâm Thông tin - Thư viện
Liên hệ mượn sách:
Cô Mai: 0914.426.146
hoặc Facebook