Pháp luật về định giá tài sản thế chấp trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Ngày cập nhật: 04-07-2023TS. Lê Thị Thảo (Năm 2023)
Trong nền kinh tế thị trường, vay và cho vay là một nhu cầu tất yếu. Đối với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, sự phát triển của các hoạt động tín dụng nói chung và của hoạt động vay, cho vay nói riêng lại càng đóng vai trò quan trọng. Trong những năm gần đây tại Việt Nam, cùng với nhu cầu vay vốn của hàng trăm nghìn doanh nghiệp được thành lập mỗi năm, rất nhiều tổ chức tín dụng đã được thành lập. Quả bóng bất động sản vỡ đã khiến các tổ chức tín dụng lao đao, nợ xấu trở thành vấn đề lớn không dễ giải quyết của nền kinh tế. Bên cạnh các biện pháp vĩ mô của Nhà nước, các biện pháp tái cấu trúc, sáp nhập, hợp nhất...để tồn tại trong gia đoạn khủng hoảng kinh tế, các tổ chức tín dụng, cần có các biện pháp cẩn trọng và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, đặc biệt là định giá tài sản thế chấp. Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, để hạn chế phần nào những rủi ro này các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải đảm bảo tài sản của họ trong các quan hệ giao dịch cấp tín dụng bằng thế chấp tài sản mà chủ yếu là bất động sản. Hoạt động định giá tài sản thế chấp có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở cho việc ra quyết định cho vay, đầu tư, góp vốn, cấp vốn vào các dự án, góp phần hạn chế nợ xấu và rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, tại các ngân hàng thương mại hiện nay hoạt động này còn yếu do thiếu thông tin từ thị trường, nhân viên còn thiếu tính chủ động, sáng tạo... dẫn tới xác định giá trị tài sản thế chấp chưa chính xác, kết quả là xác định mức cho vay không đúng với thực tế. Theo đánh giá có khoảng 60% giá trị nợ xấu ngân hàng thương mại là tài sản thế chấp bằng bất động sản, chiếm khoảng 180 ngàn tỷ đồng.Việc định giá tài sản là cơ sở cho việc ra quyết định cho vay, đầu tư, góp vốn, cấp vốn vào các dự án, góp phần hạn chế nợ xấu và rủi ro tín dụng.
Liên hệ mua sách:
Cô Hồng Mỹ: 0919.914.168
hoặc Facebook